Khủng hoảng chuỗi cung cứng toàn cầu, nền kinh tế Mỹ tổn thương vì biến chủng Delta

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể sẽ kéo dài sang năm sau khi biến thể delta đang gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy ở châu Á và làm gián đoạn vận chuyển, gây ra nhiều cú sốc hơn cho nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu tổn thương vì biến chủng Delta.

(Ảnh minh họa)

Từ câu chuyện thung Container đến chuỗi cung ứng toàn thế giới

Các công ty sản xuất lao đao vì thiếu hụt các thành phần quan trọng trong sản xuất, trong khi đó chi phí nguyên liệu và năng lượng cao hơn đang buộc các công ty sản xuất phải các tham gia vào cuộc chiến đấu thầu để có containter trên tàu, điều này đã đẩy giá cước lên mức kỷ lục và khiến một số công ty xuất khẩu phải tăng giá hoặc đơn giản là hủy toàn bộ lô hàng.

Tại Trung Quốc, hàng loạt container đã nằm tại các bến tàu trong nhiều tháng vì bị mắc kẹt bởi cơn bão và các đợt bùng phát Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù các container này đã bị mắc kẹt tại đó kể từ tháng 5, nhưng đó mới chỉ là một điểm dừng trên hành trình dài từ miền Trung Trung Quốc đến miền Trung Tây nước Mỹ. Sự chậm trễ đã kéo dài thời gian giao hàng mà thông thường sẽ mất vài tuần đến hơn nửa năm. Khung thời gian đó sẽ tiếp tục mở rộng vì hàng hóa hầu như chưa bắt đầu chuyến đi khoảng 15.000 km để tới điểm đến.

Đây chỉ là câu chuyện điển hình về một chuyến hàng và hành trình khó khăn trong việc vận chuyển trên khắp thế giới. Cuộc hành trình này là biểu tượng của sức ì đã kìm hãm thương mại toàn cầu trong thời kỳ đại dịch.

Từ Mỹ, đến Sudan, đến Trung Quốc, các thùng container đang nằm la liệt tại các cảng, bãi chờ tàu hoả và trong các nhà kho khi đại dịch hoành hành. Trong một ngành công nghiệp với 25 triệu container và khoảng 6.000 con tàu vận chuyển, có thể dễ dàng nhận thấy sự gián đoạn là một vấn đề đau đầu lớn đối với lĩnh vực vận tải biển trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, mỗi thùng container bị trì hoãn sẽ dẫn tới hoạt động kinh tế bị hạn chế, người tiêu dùng bị tính giá hàng hoá cao hơn và khiến việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng cũng trở nên khó khăn hơn.

Đây cũng là một bài học về những tác động lan tỏa trên các chuỗi cung ứng toàn cầu và cho thấy hạn chế của việc thiếu đa dạng hóa khi tất cả các mạng lưới vẫn kết nối chặt chẽ với Trung Quốc.

Nền kinh tế Mỹ chịu tổn thương từ biến chủng Delta

Một vài dữ liệu kinh tế gần đây đang cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng trong đầu tháng 8 đã giảm xuống ngưỡng thấp hơn so với trước đại dịch, thấp nhất kể từ tháng 12/2011

Mọi người nhận định rằng biến chủng Delta đang ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế, cũng như cuộc sống thường nhật của họ. Sau một mùa hè đẩy mạnh tiêm chủng vaccine, người dân bắt đầu nhận ra rằng đại dịch không thể nào chấm dứt.

Doanh số bán lẻ đã giảm mạnh hơn so với dự báo trong tháng 7.

Hôm 23/8, dữ liệu từ IHS Markit cho thấy tốc độ tăng trưởng lĩnh vực tư nhân tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 8, do sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và khả năng sản xuất hạn chế tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, bên cạnh đó là biến chủng Delta. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), chuyên đo lường sản lượng sản xuất và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, xuống thấp nhất trong 8 tháng.

Chỉ số Back-to-Normal, được xây dựng bởi CNN Business và Moody’s Analytics, duy trì ở ngưỡng 92% trong vài tuần gần đây, nhưng một số bang thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đại dịch. Lạm phát đã bắt đầu được cảm thấy. Mức giá tăng lên là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bắt đầu hồi phục, nhưng trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định.

Thị trường việc làm đang bùng nổ, với hơn 900.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 6 và tháng 7. Trong tháng 8, các nhà kinh tế học dự báo có thêm khoảng 725.000 việc làm mới, theo Refinitiv. Báo cáo việc làm tháng 8 sẽ được công bố vào ngày 3/9.

Biến chủng Delta thực sự là vấn đề mới đối với sự phục hồi thị trường việc làm, vốn không mấy ổn định tính tới thời điểm hiện tại”, theo Nela Richardson, nhà kinh tế học trưởng tại ADP.

Với việc các doanh nghiệp vẫn mong muốn tuyển dụng thêm nhân sự để đón đầu đà mở cửa của nền kinh tế, trong khi đó, nhiều người lao động vẫn muốn né tránh các rủi ro về sức khoẻ, sự mâu thuẫn này sẽ vẫn tiếp diễn khi mà dịch bệnh có thêm những diễn biến mới.

Mỗi lần dịch bệnh bùng phát về sau sẽ có ít tác động hơn lên nền kinh tế, theo Jack Janasiewicz, nhà hoạch định chiến lược danh mục đầu tư tại Nataxis Investment Manager. Chính phủ cũng như chính quyền các bang sẽ thận trọng hơn trong việc đưa ra các quy định phong tỏa, thay vào đó, họ lại đẩy mạnh công tác tiêm chủng và yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ngay cả khi không ở ngoài trời.

“Sẽ mất 2 tháng nữa chúng ta mới có dữ liệu về GDP quý III. Cho tới lúc đó, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận về những tác động của biến chủng Delta lên đà phục hồi kinh tế”.

Tâm tư của doanh nghiệp

Phản ứng của các doanh nghiệp đối với biến thể Delta không giống nhau.

Các công ty du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí như Southwest Airlines, Airbnb and Disney cho biết hồi tuần trước rằng số lượng các ca nhiễm tăng lên đang gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ. TJX, chủ sở hữu của các thương hiệu TJX, Marshalls và HomeGoods, cho biết doanh thu của họ trong tuần trước đã sụt giảm, nguyên nhân cũng bắt nguồn từ chủng virus mới.

“Nếu như lo lắng về biến thể Delta, điều đầu tiên bạn làm đó là ngừng lên các chuyến bay, hoặc đi tới các nhà hàng”, Michael Baker, một nhà phân tích bán lẻ tại D.A Davidson, chia sẻ.

Đó là lý do tại sao ngành du lịch và nghỉ dưỡng, một lần nữa, bị ảnh hưởng nặng hơn bởi dịch bệnh so với các ngành nghề khác. Nhưng các nhà bán lẻ lớn, vốn phải đối diện với sự sụt giảm doanh thu trong tuần trước, vẫn tỏ ra khá lạc quan về tình hình kinh doanh từ giờ tới cuối năm.

Walmart và Target cho biết người tiêu dùng đang trở lại các cửa hàng đông hơn trong một vài tháng trở lại đây để mua sắm đồ dùng cho năm học mới, quần áo, thực phẩm và nhiều vật dụng thiết yếu khác.

Khách hàng “đang ngày một đông quay trở lại các cửa hàng để mua sắm sau một năm phong tỏa kéo dài”, CEO của Target Brian Cornell chia sẻ hồi tuần trước. “Chúng ta nhìn thấy một sự phục hồi tích cực những ngày này khi dòng người đi tới các cửa hàng của công ty là tương đối ổn định trong suốt thời gian qua”, ông bổ sung.

Hiện tại, biến chủng Delta chưa thể thay đổi được hành vi của người tiêu dùng, nhưng công ty sẽ thận trọng trong việc đối phó với những tác động từ dịch bệnh, theo các lãnh đạo công ty.

Macy’s và Kohl’s cũng cho biết họ đang hưởng lợi từ việc khách hàng mua sắm nhiều hơn sau nhiều tháng trời phải làm việc tại nhà. Nhưng các lãnh đạo của Kohl’s cho biết những tác động của biến chủng Delta là không thể dự báo trước.

“Nửa cuối năm nay vẫn mang trong mình một sự bất ổn tương đối cao vì biến chủng Delta”, theo Jill Timm, CEO của công ty. “Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên sự tự tin của người tiêu dùng là điều chưa thể nói trước”.